Châu Mỹ

THE OCULUS

icon-locationNew York, NY 10007, United States
Oculus, một trung tâm giao thông và mua sắm được xây dựng bên cạnh Trung tâm Thương mại Thế giới Một.

Khi đến thăm Đài tưởng niệm 11/9 tại Ground Zero, du khách sẽ dễ dàng trông thấy một tòa nhà khổng lồ màu trắng với các chóp hình cánh bằng thép vươn lên bầu trời. Đó là Oculus, một trung tâm giao thông và mua sắm được xây dựng bên cạnh Trung tâm Thương mại Thế giới Một. Kiến trúc này là một trong số nhiều công trình nằm trong kế hoạch xây dựng lại Trung tâm Thương mại Thế giới Một của thành phố sau ngày 11 tháng 9. 

Sau vụ tấn công kinh hoàng ngày 11 tháng 9, các kế hoạch về những công trình kiến trúc đều nhanh chóng được đưa ra để xây dựng lại và kiến thiết lại Trung tâm Thương mại Thế giới. Những kế hoạch này bao gồm ý tưởng về một trung tâm giao thông nhằm đưa các doanh nghiệp và người dân trở lại khu vực - "Oculus." Đến năm 2004, việc xây dựng bắt đầu và 12 năm sau, Oculus chính thức được khai trương đến với công chúng. Là một dự án tập trung vào thương mại và nghệ thuật, Oculus đã trở thành đại diện cho sức mạnh của thành phố và là ngọn hải đăng dẫn đầu cho khả năng phục hồi của người Mỹ. 

Oculus được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Tây Ban Nha Santiago Calatrava. Santiago Calatrava dự định nó giống một con chim bồ câu rời khỏi bàn tay của một đứa trẻ. Hình ảnh ảnh này được minh họa khắp các cột thép cao, bắt chéo tạo nên những hình ảnh cấu tạo tuyệt vời bên trong. Kết hợp với nhau, loạt cột này tạo thành một cặp cánh dài 350 ft (107m). Cái tên "Oculus" xuất phát từ dải cửa sổ mênh mông, hoặc cửa sổ trần, dọc theo xương sống của mái nhà. "Oculus" trong tiếng Latinh có nghĩa là “mắt”, trong kiến ​​trúc, "mắt" dùng để chỉ một kiến trúc mở tròn tựa nhãn cầu mắt, với tầm nhìn rọi thẳng lên bầu trời.

Tầm nhìn cũng cho phép ánh sáng mặt trời tràn vào Oculus mỗi buổi sáng. Góc của các cửa sổ được sắp xếp đặc biệt để hàng năm vào ngày kỷ niệm các vụ tấn công. Khi ấy, mặt trời chiếu trực tiếp qua giếng trời và thắp sáng cả chính điện lúc 10:28 sáng (thời điểm tháp thứ hai bị sập). Nó được gọi là “Con đường ánh sáng”. Calatrava đã thiết lập vị trí của tòa nhà hơi nghiêng so với lưới đường phố để đạt được hiệu ứng này. Ngoài ra, Oculus cũng kết nối mọi người từ khắp nơi trong thành phố - và trên toàn thế giới. Những người đi làm bằng Oculus sẽ tìm thấy các chuyến tàu dẫn đến New Jersey và xuyên NYC. Theo dự kiến, nhà ga phục vụ tàu PATH, nhưng nó cũng kết nối trực tiếp với hơn 10 tuyến tàu điện ngầm khác.

Riêng nhà ga PATH đã phục vụ hơn 250.000 hành khách hàng ngày.

Và Oculus chính là trung tâm vận tải lớn thứ ba ở NYC.

Để thể hiện sự ủng hộ đối với Trung tâm Thương mại Thế giới Một, một số cửa hàng cao cấp đã khai trương bên trong Oculus. Oculus không chỉ là trung tâm di chuyển cho những người đi làm mà còn là một thế giới thương mại đồ sộ. Du khách và người dân có thể mua quần áo, sửa iPhone, hoặc đơn giản là có một bữa ăn ngon. Tại Oculus, có hơn 350.000 bộ vuông (32.520 mét vuông) chỉ dành cho các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng phục vụ.