Châu Âu

Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye

icon-locationTiryakiler Çarşısı, off Prof Sıddık Sami Onar Caddesi, Süleymaniye.
Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye là một trong những nhà thờ Hồi giáo ngoạn mục nhất ở Istanbul. Nó được xây dựng bởi kiến trúc sư danh tiếng Sinan từ nằm 1550 – 1557 để tôn vinh đức vua Kanuni Sultan Suleiman vĩ đại. Nhà thờ Hồi giáo nổi bật với gạch màu, cửa sổ kính màu và các cột cổ, tọa lạc ngọn đồi cao nhất trong khu vực và là điểm tham quan thu hút nhất của thành phố cổ kính.

Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye (Süleymaniye Camii) tuyệt đẹp, là một trong những kiệt tác của kiến ​​trúc sư nổi tiếng Sinan nằm trên ngọn đồi cao nhất của Istanbul và ít bị ảnh hưởng bởi lượng du khách khổng lồ liên tục đổ về.

Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye được ủy quyền xây dựng bởi Sultan Süleyman I, còn được gọi là Süleyman the Magnificent, là một trong những vị vua giàu có nhất trong tất cả các vị vua Ottoman. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1550 với sự góp mặt của hơn 3.500 thợ thủ công làm việc liên tục để hoàn thành công trình 7 năm sau đó.

Cũng giống như hầu hết các nhà thờ Hồi giáo hoàng gia, Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye không chỉ là một nơi thờ tự mà còn là nơi tập trung sinh hoạt của cộng đồng Hồi giáo và dân cư trong khu vực. Ngoài sảnh cầu nguyện (camii) và sân trong (avlu), khu phức hợp còn bao gồm bốn trường học kinh Koran (medrese), nhà tắm (hamam), một bệnh viện, một caravanserai (kervansaray, một quán trọ ven đường nơi những nhà buôn trên con đường tơ lụa có thể nghỉ ngơi) và một nhà bếp (imaret) phục vụ thức ăn cho người nghèo; Người Hồi giáo, Cơ đốc giáo và người Do Thái như nhau.

Để tới được Nhà thờ Hồi giáo Süleymaniye, cách dễ nhất là đi qua phố Sıddık Sami Onar Caddesi. Con phố này vẫn được biết đến với cái tên Ngõ của những kẻ nghiện ngập bởi những quán trà nằm dọc theo phố từng bán cần sa trong quá khứ. Cần sa hiện đã bị cấm và không còn bán nữa, nhưng các quán trà vẫn còn đó.

Từ con hẻm, du khách có thể len loi qua các bức tường bao quanh nhà thờ Hồi giáo, chiêm ngưỡng những khu vườn được cắt tỉa cẩn thận và đi bộ vào sân trong. Tại đây, một đài phun nước duyên dáng được xây ở ngay giữa sân. Trước khi bước vào nhà thờ Hồi giáo, hãy chú ý đến bốn tháp, đây là một con số chỉ được phép xây dựng cho các nhà thờ Hồi giáo do một quốc vương ủy quyền. Các tháp có tổng cộng 10 phòng trưng bày hoặc ban công cho thấy rằng Süleyman the Magnificent là vị vua Ottoman thứ 10.

Bước vào bên trong, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng kỹ hơn nhà thờ Hồi giáo có kích thước khá lớn với 59 mét chiều dài và 58 mét chiều rộng này. Mái vòm chính cao 53 mét được nâng đỡ bởi các cột trụ được kết hợp khéo léo với các bức tường để che đi một cách độc đáo. Trang trí nội thất tối giản nhưng hiệu quả dường như huyền ảo hơn khi được ánh sáng chiếu vào qua 200 cửa sổ kính màu.

Cũng giống như nhiều di tích khác ở Istanbul, nhà thờ Hồi giáo đã bị phá hủy nhiều lần. Vào năm 1660, nó đã bị tàn phá bởi hỏa hoạn, sau đó Sultan Mehmed IV đã ra lệnh khôi phục lại. Vào năm 1766, một phần của mái vòm lại bị sập trong một trận động đất và đã được cải tạo lại vào giữa thế kỷ 19.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà thờ Hồi giáo bị một trận hỏa hoạn khác tàn phá do kho vũ khí ở sân trong bốc cháy. Nhà thờ Hồi giáo một lần nữa được trùng tu vào năm 1956 và tiếp tục được trùng tu nhiều hơn kể từ năm 2008.

Phía sau nhà thờ Hồi giáo là một nghĩa trang và hai lăng mộ. Đó là những ngôi mộ được trùng tu đẹp đẽ của Sultan Süleyman I, vợ Roxelana (Haseki Hürrem), con gái ông Mihrimah, mẹ ông Dilaşub Saliha và em gái ông là Asiye. Ngay bên ngoài các bức tường của nhà thờ Hồi giáo, ở phía trước, là lăng mộ của kiến trúc sư Sinan. Tuy nhiên, lăng mộ  này  không được mở cho công chúng.

Ngoài ra ở phía trước của nhà thờ Hồi giáo là các caravanserai (đóng cửa cho công chúng) và các nhà bếp công cộng hiện được sử dụng như một nhà hàng. Bên cạnh nhà hàng, khuất sau những tán cây, du khách sẽ tìm thấy một quán cà phê trong một khu vườn yên tĩnh như  một ốc đảo yên tĩnh và mát mẻ trong những ngày hè nóng bức.


Giờ mở cửa:

Hàng ngày, từ 09:00 – 18:00

Đóng cửa  vào giờ cầu nguyện.

Giá vé: miễn phí.