Khám phá
- Dịch vụ du lịch
- Trợ lý du lịch
- Hoạt động cộng đồng & sự kiện
Quay lại
Quay lại
Hoạt động cộng đồng & sự kiện
Hồ sơ
- Đăng nhập
Đăng ký tài khoản
- Tải ứng dụng Tatinta
Điện Panthéon, còn thường được biết đến như cái tên Le Panthéon là một công trình kiến trúc lịch sử lâu đời, cư ngụ ở đồi Sainte - Geneviève, quận 5, thành phố Paris. Xung quanh điện Panthéon là khu phố Latinh tấp nập. Nhìn quanh một chút, có thể thấy rằng điện Panthéon được bao phủ bởi những địa điểm phổ biến khác của đất Paris. Đại học Paris I, Đại học Paris II, nhà thờ Saint-Etienne-du-Mont, thư viện Sainte-Geneviève, Tòa Thị chính Quận 5, Panthéon – Sorbonne, Panthéon – Assas, và Trung học Henry IV.
Những năm đầu tiên, điện Panthéon được xây dựng làm một nhà thờ cổ nhằm mục đích lưu trữ và bảo quản Thánh tích của thánh Geneviève. Vào thế kỉ 18, chính xác là vào năm 1744, vị vua Louis XV cai quản thời ấy mắc phải trọng bệnh. Ông không ngừng cầu nguyện và đặt hy vọng của mình vào đức tin, đồng thời lập lời thề rằng, nếu có thể qua khỏi, ông sẽ xây dựng một kiến trúc đồ sộ để bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính đến với thánh Geneviève.
Vào thời điểm ấy, Tu Viện Geneviève đã trải qua một đoạn lịch sử oái oăm, dần trở nên cũ nát và xuống cấp trầm trọng. Chính vì vậy, vua Louis XV đã đưa ra lời hứa này, bày tỏ ý muốn cải tiến nó và dâng đến vị thánh đã “cứu mạng” mình một công trình tuyệt diệu. Có lẽ Ngài đã hiển linh, phù hộ cho ông vượt qua căn bệnh nghiệt ngã. Ngay khi vừa hồi phục hoàn toàn, vua Louis XV lập tức hạ lệnh cho Hầu tước Marigny thực thi xây dựng điện thờ Panthéon, thay thế Tu Viện Geneviève. Một số thông tin thú vị, vua Louis XV còn được gọi là Louis đáng yêu, hay vị Vua Mặt Trời, cũng chính là vị đế vương đã nắm giữ ngai vàng lâu thứ 2 trong các triều đại của nước Pháp, chỉ sau ông cố của mình, Ngài Louis XIV. Kiến trúc sư của tòa kiến trúc này là Jacques-Germain Soufflot, một trong những vị “nghệ thuật gia” có tiếng nhất thời ấy.
Năm 1758, các công nhân đã bắt đầu đào móng cho điện Panthéon. Chính xác vào ngày 6 tháng 9, năm 1764, Ngài Louis đáng yêu đã đặt viên đá đầu tiên và chính thức chỉ huy khởi công xây dựng. Năm 1780, bởi cái chết của Soufflot và những khó khăn về mặt tài chính của nhà nước liên tục ập đến, quá trình xây dựng bị trì trệ đáng kể. Liên tục cho đến năm 1790, nhà thờ mới chính thức được khánh thành nhờ vào sự hỗ trợ và lòng nhiệt huyết của Jean-Baptiste Rondelet và Maximilien Brébion, hai người cộng tác thân thiết của Soufflot.
Vào năm 1791 đến 1793, nhà thờ đã được thay đổi và trùng tu để trở thành một panthéon – tức lăng danh nhân. Quatremère de Quincy chính là người đã đề xuất và đứng ra chỉ huy cho sự thay đổi đáng kể này. Cách mạng Pháp đã nổ ra kịch liệt. Trong thời thế khắc nghiệt của chiến tranh, Claude-Emmanuel de Pastoret, Hội đồng lập hiến 1789 đã thiết lập sắc lệnh thay đổi chức năng của tòa kiến trúc này. Từ ngày 4 tháng 4 năm 1791, Panthéon không còn là một nhà thờ nữa. Điện Panthéon chính thức trở thành nơi an nghỉ của các danh nhân, chiến sĩ; những người đã mang đến những cống hiến đặc biệt cho nước Pháp.
Trước ngôi điện, có thể dễ dàng thấy dòng chữ được khắc họa rõ ràng, theo yêu cầu của Ngài Claude-Emmanuel de Pastoret.
“Aux grands hommes, la patrie reconnaissante,” tức “Tổ quốc nhớ ơn những con người vĩ đại.”
Có thể nói, Điện Panthéon chẳng hề kém cạnh so với “đồng bạn.” Đây là một công trình mang bề dày lịch sử vĩ đại với rất nhiều sự thay đổi thú vị về mặt ý nghĩa. Ngày 20 tháng 2, năm 1806; dưới thời Đệ nhất đế chế, Điện Panthéon còn vinh hạnh nhận thêm nhiệm vụ làm chốn linh thiêng cho việc tổ chức các nghi thức tôn giáo. Dưới thời vua Louis XVIII và Charles X (năm 1821 đến 1830), Điện Panthéon lại được xem như một nhà thờ. Vào ngày 15 tháng 8, năm 1830, nơi đây được đặt lại tên thành “Temple de la Gloire” (nghĩa là điện vinh danh), Một cái tên khác lại được áp lên công trình này vào năm 1848 đến 1851, “Temple de l’Humanité” (nghĩa là Điện nhân loại). Từ 1851 đến 1870, nơi đây lại được xem như một nhà thờ. Và đến tận năm 1885, khi nhà văn Victor Hugo an nghỉ tại đây, nhà thờ thánh Geneviève mới hoàn toàn tách khỏi điện Panthéon. Đến tận bây giờ, điện Panthéon chỉ còn mang một sứ mệnh duy nhất, vinh danh và là nơi chôn cất của những danh nhân bậc nhất nước Pháp. Hiện nay, trong điện Panthéon chôn cất hơn 65 vị tài tử tuyệt vời của đất Pháp cổ điển.
Điện Panthéon được xây dựng ở một khuôn viên rộng lớn với chiều dài 110m và chiều rộng 85m. Các mái vòm có độ cao là 83m, với cấu trúc ba lớp chồng chéo vào nhau. Các cột sắc cũng được thiết kế tỉ mỉ, sơn lại bằng màu hoàng kim sang phú, nhằm tăng vẻ đẹp cũng như đảm bảo tính kiên cố của công trình. Tại hầm mộ của Panthéon, Bức tượng Voltaire được lưu trữ và trưng bày. Đây cũng là một trong những điểm đặc sắc của điện. Một số ngôi mộ nổi tiếng nhất ở đây là Victor Hugo, Voltaire, Jean Monnet, Marie và Pierre Curie và Emile Zola. Hẳn rằng ai cũng từng nghe đến cái tên Victor Hugo, nhà văn thiên tài với tác phẩm để đời, “Những người khốn khổ,” “Les Misérables.” Hay Jean Monnet, một nhà kinh tế gia đại tài nắm giữ ngành thương nghiệp than thép châu Âu thời ấy. Vợ chồng Marie và Pierre Curie, chẳng còn xa lạ với cái tên của cặp đôi nhà vật lý học nổi danh này.
Tông màu chủ đạo của điện Panthéon là trắng và hoàng kim. Sự đan xen khéo léo giữa những tông màu sáng, sang trọng, dễ dàng tăng thêm cảm giác tôn nghiêm cho ngôi điện hoành tráng này. Pháp mãi mãi nhớ ơn những người đã đặt nền móng cho sự phát triển thần kỳ của họ ngày hôm nay. Đó là sự tri ân thành kính nhất, cũng là nơi chôn cất linh thiêng nhất.