Cầu ngói Thanh Toàn - làng Thanh Thủy Chánh

icon-locationLàng Thanh Thủy Chánh, Huế
Làng Thanh Thủy Chánh trước có tên làng Thanh Toàn nhưng đến thời Thiệu Trị (1841-1847), Toàn là tên húy của vua, triều đình bắt dân làng phải đổi tên Thanh Toàn ra Thanh Thủy. Cầu Ngói Thanh Toàn nằm ở làng Thanh Toàn. Cầu ngói Thanh Toàn là một trong 3 cầu ngói còn lại ở Việt Nam : Cầu ngói Hải Anh (Nam Định), cầu ngói Thanh Toàn (Huế) và Cầu Chùa Hội An. Cầu được xây dựng vào năm 1776 và gắn với công lao của bà Trần Thị Đạo (cúng tiền xây dựng).

Theo sử sách, vào thế kỷ 16, những người dân gốc Thanh Hoá trên đường theo chúa Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) vào vùng Thuận Hoá (này là 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) khai hoang lập nghiệp, đã dừng lại tại khu vực làng Thanh Thủy Chánh bây giờ để dựng làng và đặt tên làng là Thanh Toàn. Đến thời Vua Thiệu Trị (1841-1847), tên Thanh Toàn được đổi thành Thành Thủy. Sau đó, làng được đặt tên chính thức là Thanh Thủy Chánh nhưng người dân nơi đây vẫn quen gọi là Thanh Toàn.

Làng Thanh Thủy Chánh hiện có khoảng 3.000 hộ dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Những lúc nông nhàn, người dân địa phương còn làm thêm các nghề phụ như chằm nón, làm bánh, rèn các đồ nông cụ… Đến với Làng Thanh Thủy Chánh , du khách sẽ có cơ hội tham quan chợ Quê, các nghề chắm nón, làm bánh , đình làng và cầu ngói Thanh Toàn.

Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu bắc qua một con hói chảy suốt từ đầu làng đến cuối làng Thanh Thủy. Đây là chiếc cầu bằng gỗ được kiến trúc theo kiểu “Thượng gia, hạ kiều” (trên nhà dưới cầu), cầu dài 43 thước mộc (khoảng 18,75m), rộng 14 thước (khoảng 5,82m), hai bên thành cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi nghỉ tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men, chia làm 7 gian, gian giữa của cầu dành để thờ bà Trần Thị Đạo (người có công xây dựng cầu). Cầu ngói Thanh Toàn qua nhiều lần trùng tu (vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971), kích thước và vật liệu xây cầu có thay đổi chút ít, kiểu kiến trúc vẫn được giữ nguyên.

Cầu ngói Thanh Toàn là một trong 3 cầu ngói còn lại ở Việt Nam : Cầu ngói Hải Anh (Nam Định), cầu ngói Thanh Toàn (Huế) và Cầu Chùa Hội An. Cầu được xây dựng vào năm 1776 và gắn với công lao của bà Trần Thị Đạo (cúng tiền xây dựng)- một người cháu gái 6 đời của một trong 12 vị tộc trưởng sáng lập ra làng ấy, là Trần Thị Ðạo. Bà kết hôn với một vị quan thuộc vào hàng đầu triều dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) nhưng không có con. Để cầu tự, Bà đã làm phước, bỏ tiền xây dựng chiếc cầu gỗ ấy cho dân làng hai bên qua lại được thuận tiện, khỏi phải dùng đò ngang, cũng để cho lữ khách cùng những người tha phương cầu thực tạm dừng chân khi lỡ bước, cho dân làng đến ngồi nghỉ ngơi, hóng mát trong những buổi trưa hè, hay vào những đêm trăng thanh gió mát.